Thuốc trị viêm mũi dị ứng nào được tin dùng nhất hiện nay? Có nhiều loại thuốc dạng uống, dạng xịt và cả các bài thuốc Đông y. Tùy tình trạng bệnh tình mà bạn cân nhắc sử dụng các sản phẩm phù hợp được giới thiệu sau đây nhằm đạt hiệu quả trị liệu tối đa.
1. Thuốc trị viêm mũi dị ứng gồm những loại nào?
1.1 Thuốc kháng Histamin
Đây là nhóm thuốc có khả năng ức chế cạnh tranh Histamin ở thụ thể H1, giúp hiệu hóa hoặc hạn chế khả năng sinh học của Histamin. Nhóm thuốc này thường được dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng và dị ứng đường hô hấp nói chung.
Thuốc kháng histamine được sử dụng rộng rãi để điều trị các triệu chứng của tình trạng dị ứng bao gồm ngứa, nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, mày đay, chóng mặt, buồn nôn và ho. Việc sử dụng phổ biến nhất của chúng một mình hoặc kết hợp với các tác nhân khác là để điều trị các triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên như cảm lạnh thông thường.

Hiện nay có nhiều loại thuốc kháng Histamin, bao gồm: cinarizin, diphenylhydramin, alimemaxin, dimenhydrinat, chlorpheniramin, promethazin,…
Tác dụng phụ của nhóm thuốc trị viêm mũi dị ứng này là gây mất tập trung, dễ buồn ngủ. Ngày nay, các thế hệ mới của nhóm thuốc kháng Histamin đã được nghiên cứu để ít gây buồn ngủ nhưng vẫn khiến người dùng thiếu sự tỉnh táo.
Giấy phép lưu hành thuốc Clorpheniramin – STT 257 – GPLH số VD-34315-20
1.2 Thuốc điều trị thông mũi, nghẹt mũi
Gồm các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng như: phenylpropanolamine, pseudoephedrin,…đây là thuốc được đánh giá cao rất hiệu quả việc làm giảm triệu chứng nghẹt mũi khi bị viêm mũi dị ứng, nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc có 2 dạng phổ biến là dạng xịt và dạng uống.
Lưu ý: để tránh xảy ra hiện tượng nhờn thuốc dẫn đến viêm mũi dị ứng mãn tính thì chỉ nên sử dụng tối đa trong vòng 7 ngày.
1.3 Thuốc viêm mũi dị ứng corticoid dạng xịt
Nhóm thuốc corticoid cũng là thuốc trị viêm mũi dị ứng phổ biến hiện nay, thường được bào chế ở dạng xịt. Vì có chứa hàm lượng cao chất kháng sinh nên thường được chỉ định dùng với liều thấp. Thuốc sẽ đi vào cơ thể dưới dạng hạt li ti, bám lên niêm mạc mũi để phát huy tác dụng.

Chỉ các bệnh nhân ở thể nặng giai đoạn mạn tính mới được kê đơn corticoid dạng xịt. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cho liều thấp, sử dụng trong 5 – 7 ngày.
Thực tế, thuốc corticoid dạng xịt mang lại hiệu quả nhanh hơn hẳn so với nhóm thuốc uống, dù sử dụng với liều rất nhỏ. Nhờ đó giúp giảm thiểu nguy cơ tổn hại đến gan, thận so với uống thuốc Tây.
Tuy nhiên, thuốc viêm mũi dị ứng corticoid cũng có nhiều tác dụng không mong muốn nếu lạm dụng:
- Thời gian làm lành vết thương bị kéo dài, đặc biệt là tổn thương đường hô hấp do phẫu thuật, rách, xước…
- Ức chế hệ miễn dịch, sử dụng lâu dài làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida
- Hiệu lực của nhóm thuốc kháng sinh sẽ bị giảm ( nếu điều trị hai loại thuốc cùng lúc nên cân nhắc)
- Gây đau đầu, hắt hơi, ngứa ngáy, phát ban, buồn nôn, nôn ói, viêm họng, chảy máu cam, sưng mặt, …
- Ảnh hưởng đến chức năng xương, thận khi sử dụng liên tục trong thời gian dài, thậm chí gây ngộ độc toàn thân
- Nguy cơ gây nguy hại cho thai nhi.
Beclomethasone dipropionate là một nhóm thuốc chống viêm corticoid được sản xuất nhiều dạng:
- Ở dạng hít, thuốc hiệu quả đối với bệnh hen phế quản, điều trị viêm mũi và ngăn ngừa polyp mũi tái phát sau phẫu thuật cắt bỏ.
- Ở dạng uống, thuốc có thể chữa trị viêm loét đại tràng thể nhẹ và trung bình.
Ở dạng bôi, nhóm thuốc này hỗ trợ chữa lành tình trạng viêm da. Các bác sĩ thường được kê đơn Beclomethasone dipropionate cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng mạn tính và viêm mũi dị ứng theo mùa cho người từ 12 tuổi trở lên.
1.4 Thuốc viêm mũi dị ứng corticoid dạng uống
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Corticoid dạng uống chỉ được sử dụng cho những tình trạng viêm mũi xoang nặng và chỉ dùng trong thời gian từ 3 – 5 ngày.
Thuốc corticoid dạng uống mang lại hiệu quả cao, nhưng cũng đi kèm nhiều tác dụng như gây loãng xương, viêm loét dạ dày tá tràng, suy thượng thận,…

1.5 Thuốc kháng sinh
Các loại thuốc kháng sinh gồm trimethoprim, sulfamethoxazole… được sử dụng cho những trường hợp viêm mũi dị ứng bội nhiễm do vi khuẩn hoặc nấm men gây ra. Trường hợp bệnh lý tái phát nhiều lần hoặc vi khuẩn kháng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm nhóm thuốc Cephalosporin.

Hiện nay, Voriconazole và amphotericin B là hai loại thuốc kháng sinh kháng nấm điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hữu hiệu.
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh thường là tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, dị ứng, sốc phản vệ, bội nhiễm kháng thuốc, dị ứng,…
Một số thuốc sinh như erythromycin gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa, aminoglycoside gây giảm thính lực, cloramphenicol gây độc hệ tạo máu và tetracyclin ảnh hưởng mạnh mẽ đến xương và răng.
Cùng tìm hiểu: >> [Top 20] Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng đơn giản tại nhà
2. Top 11 các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng tốt nhất hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng được bào chế thành nhiều dạng khác nhau như thuốc uống, thuốc dạng xịt,…Người bệnh cần được đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kê đơn cho phù hợp với bệnh nhằm dùng thuốc đúng bệnh và đạt hiệu quả tốt nhất.
Danh sách các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng tốt nhất được bác sĩ chỉ định hiện nay:
2.1 Thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả Acrivastine
Trong số thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất phải kể đến Acrivastine. Thuốc có tác dụng chính là chống sung huyết mũi, hỗ trợ làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm mũi như nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi,…Thành phần thuốc có chứa chất kháng histamin và không gây buồn ngủ.

Chỉ định:
- Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng do phấn hoa, nước hoa hay thay đổi thời tiết.
- Dị ứng do thực phẩm
- Nhiễm khuẩn Histamin.
- Phát ứng với những vết cắn từ côn trùng.
Chống chỉ định:
- Người bị bệnh suy thận nặng hay rối loạn chức năng thận.
- Động kinh hoặc có hội chứng của bệnh co giật
- Trẻ dưới 12 tuổi và người lớn trên 65 tuổi.
- Người bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
Cách dụng:
Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: dùng 1 viên/lần, uống cùng với ly nước lớn, mỗi ngày chỉ nên sử dụng 3 viên thuốc. Không dùng viên thuốc nhai nát hay ngậm dưới lưới và không dùng quá 3 viên thuốc trong 24 giờ.
Tác dụng phụ:
- Tác dụng phụ phổ biến có thể gặp phải như: buồn ngủ, mệt mỏi, khó ngủ, phát ban da, khó tiểu,…
- Một số tác dụng nặng mà nên lưu ý: khó thở, khô miệng, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, ngứa da, nổi mề đay, hạ huyết áp, ù tai,…
Lưu ý/ thận trọng:
- Dù đây là loại thuốc kháng không gây buồn ngủ, nhưng cũng nên thận trọng khi sử dụng các loại máy móc hay tham gia giao thông sau khi dùng thuốc.
- Những thành phần trong thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, vì vậy nên ngừng thuốc từ 5 – 7 ngày trước khi xét nghiệm.
- Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Nếu sử dụng phải được bác sĩ đồng ý.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 25 độ C và tránh tiếp xúc trực tiếp ánh mặt trời.
Thông tin thuốc
- Thành phần: Acrivastine 8mg và tá dược vừa đủ.
- Xuất xứ: Việt Nam.
- Nhà sản xuất: Công ty dược mỹ phẩm OPV.
- Giá bán: 534.000 đồng/ hộp x 5 vỉ mỗi vỉ 10 viên.
2.2 Thuốc viêm mũi dị ứng Beclomethasone dipropionate
Thuốc đặc trị viêm mũi dị ứng Beclomethasone dipropionate là thuốc được dùng chống viêm rất hiệu quả. Thuốc được sản xuất ở 3 dạng, bao gồm: dạng hít, bôi hay uống. Thích hợp sử dụng cho nhiều trường hợp khác nhau và cũng tùy vào trường hợp mắc bệnh mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp.

Chỉ định
- Phòng hen phế quản và hen suyễn ở trẻ nhỏ.
- Dùng hiệu quả cho người bệnh hen ở nhiều cấp độ.
- Phòng và điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, viêm mũi vận mạch, chứng sổ mũi khi thay đổi thời tiết.
- Phòng tái phát polyp mũi khi đã cắt bỏ bằng phẫu thuật.
- Điều trị các bệnh lý do dị ứng.
Chống chỉ định
- Người có tiền sử mẫn cảm với thuốc.
- Bị nhiễm khuẩn ở niêm mạc mũi và vùng liên quan ( nếu chưa được chữa khỏi, thì không dùng thuốc vào mũi)
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
Cách dụng:
Khi điều trị các triệu chứng viêm mũi: Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: Sử dụng 50mg/ lần cho mỗi bên mũi, dùng 3 – 4 lần/ngày, không dùng quá 400mg trong vòng 24 giờ.
Tác dụng phụ:
- Tác dụng phụ thông thường: nhiễm nấm candida họng và miệng.
- Tác dụng phụ ít gặp: mề đay, ngứa, dị ứng, phản ứng phản vệ, ban đỏ,..
- Tác dụng phụ khi điều trị viêm mũi dị ứng: chảy máu cam, viêm họng, đau cơ, ho, ù tai, nóng ở mũi, viêm màng tiếp hợp,…
Lưu ý/ Thận trọng
- Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân lao phổi tiềm ẩn hoặc ức chế.
- Không sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Bảo quản
Giữ thuốc trong nhiệt độ từ 15-30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có độ ẩm cao.
Thông tin thuốc
- Thành phần: Beclomethasone dipropionate
- Giá bán: 73.000 đồng/ hộp x 10 viên.
Tìm hiểu thêm: >> Viêm mũi dị ứng thời tiết - căn bệnh giao mùa chớ chủ quan >> Tổng hợp 24 cách hết ngạt mũi nhanh chóng tại nhà theo phương pháp dân gian
2.3 Thuốc đặc trị viêm mũi dị ứng Telfast®
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast® hỗ trợ làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, ho, ngứa mũi, nghẹt mũi hay thường xuyên chảy nước mắt.

Chỉ định:
- Điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa.
- Điều trị các biểu hiện ngoài da không gây biến chứng của bệnh mề đay vô căn mãn tính.
- Giúp giảm tình trạng ngứa và số lượng dát mề đay.
Chống chỉ định
- Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.
- Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Cách dùng:
Người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: mỗi ngày 1 viên, uống trước bữa ăn. Không uống thuốc bằng các loại nước hoa quả như cam, bưởi, táo,…Tác dụng của thuốc thường kéo dài từ 12-24 tiếng.
Tác dụng phụ
- Thường gặp: buồn ngủ, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn, khó tiêu, dễ bị nhiễm siêu vi, đau bụng kinh, sốt, ho, viêm tai giữa,…
- Ít gặp: Sợ hãi, ác mộng; khô miệng, đau lưng, rối loạn giấc ngủ,
- Hiếm gặp: Ban da, ngứa; phản ứng dị ứng.
Lưu ý/ thận trọng
- Người bị bệnh gan, thận.
- Người bị bệnh tim.
- Người cao tuổi.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Bảo quản:
Tránh ánh sáng, bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ dưới 30 độ C
Thông tin thuốc
- Thành phần: Fexofenadin hydroclorid và các loại tá dược vừa đủ
- Xuất xứ: Việt Nam.
- Nhà sản xuất: Công ty Cổ Phần Sanofi Việt Nam
- Giá bán: 73.000 đồng/ hộp x 1 vỉ 10 viên.
2.4 Thuốc chữa bệnh viêm mũi Chikunain Kobayashi
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Chikunain Kobayashi có nguồn gốc từ Nhật Bản. Thuốc được chiết xuất từ 9 thành phần thảo dược thiên nhiên và không chất bảo quản, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.

Chỉ định:
- Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng liên quan đến mũi như viêm mũi do dị ứng, nhiễm khuẩn, viêm mũi do thuốc xịt mũi hay nội tiết.
- Kháng khuẩn và cải thiện nghẹt mũi, giảm tiểu tối đa tình trạng vi khuẩn tích ở khoang mũi.
- Hỗ trợ thanh lọc cơ thể, giải độc làm mát.
Chống chỉ định
- Chống chỉ định trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
- Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Cách dùng
- Trẻ nhỏ từ 5 đến 7 tuổi: uống 2 viên/lần, 2 lần/ngày.
- Trẻ từ 7 đến 15 tuổi: uống 3 viên/lần, 2 lần/ngày.
- Người từ 15 tuổi trở lên: uống 4 viên/lần, 2 lần/ngày.
- Uống trước và sau bữa ăn từ 2 đến 3 tiếng.
Tác dụng phụ
Thuốc được làm chủ yếu từ thảo dược thiên nhiên, an toàn và hầu như không gây tác dụng phụ không mong muốn.
Lưu ý/ thận trọng
- Khi cho trẻ nhỏ sử dụng phải có sự giám của người lớn.
- Không sử dụng quá liều và thường kiểm tra thời hạn sử dụng.
- Hiệu quả của thuốc có thể khác nhau, tùy vào cơ địa người bệnh.
- Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bảo quản
Tránh nơi có nhiệt độ quá cao và quá ẩm, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Thông tin thuốc
- Thành phần: Kiyoshihaiyu chiết xuất bột, Kamui, Byakugou, Vàng, Sanshishi, Bakumondou, Thạch cao, Astilbe, Biwayou.
- Xuất xứ: Nhật Bản.
- Nhà sản xuất: Kobayashi
- Giá bán: 1.530.000 VNĐ/ lọ x 112 viên.
2.5 Thuốc viêm mũi dị ứng Allegra FX
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Allegra FX được sử dụng phổ biến ở Nhật, mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Thuốc không gây tác dụng phụ buồn ngủ cho người sử dụng.

Chỉ định
Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.
Chống chỉ định
- Người bị mẫn cảm và dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Trẻ nhỏ dưới 15 tuổi.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Đang sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt hay thuốc chống dị ứng.
Cách dùng
Sử dụng mỗi ngày 1 viên và mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể sử dụng trước hoặc sau khi ăn.
Tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ không mong muốn như: nổi mẩn, buồn nôn, phát ban, chóng mặt, kém ăn, đau hoặc chảy máu dạ dày, cồn cào, đau bao tử, tiêu chảy, đại tiện ra máu, khó thở, đau ngứa mắt, ù tai,…
Lưu ý/ thận trọng
- Thận trọng khi sử dụng cho những đối tượng sau: người đang trị liệu bệnh, bị hen suyễn, viêm da cơ địa, bị nghẹt mũi nặng và người cao tuổi.
- Không dùng rượu, bia trước và sau khi sử dụng thuốc.
- Trong thời gian sử dụng nếu gặp phải bất kỳ tác dụng nào, nên ngừng sử dụng và báo ngay cho bác sĩ điều trị.
Thông tin thuốc
- Thành phần: Fexofenadine Hydrochloride và một số thành phần phụ gia khác như: xenlulo kết tủa, Natri croscarmelloza, Magie stearat, Sắt sesquioxide vàng, Hypromellose,..
- Xuất xứ: Nhật Bản.
- Nhà sản xuất: Hisamitsu Pharmaceutical Co
- Giá bán: 1.582.000 đồng/ hộp.
2.6 Thuốc nhỏ mũi Nasonex
Tác dụng chính của sản phẩm này là khả năng kháng viêm, kháng Histamin. Đặc biệt, nhỏ Nasonex còn kiểm soát lượng protein kết dính tế bào biểu mô và lượng bạch cầu trung tính. Nhờ đó giảm cảm giác ngứa, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi…vô cùng hiệu quả.

Chỉ định
Dùng cho trẻ nhỏ từ 2 – 11 tuổi và người lớn, điều trị các triệu chứng viêm mũi quanh năm hoặc theo mùa
Chống chỉ định
- Trẻ em dưới 12 tuổi
- Người phẫu thuật mũi, bị chấn thương, mẫn cảm với các thành phần như cellulose, natri citrate dihydrate, mometasone furoate monohydrate,…
- Có hiện tượng nhiễm khuẩn khu trú tại vị trí niêm mạc mũi không được điều trị.
Cách dùng
Nhỏ 1 lần/ngày, 1 – 2 cái/lần
Tác dụng phụ
- Gây cảm giác rát mũi, chảy máu cảm, kích ứng mũi
- Nguy cơ nhiễm khuẩn cao nếu lạm dụng loại thuốc xịt này
Lưu ý/ thận trọng
Người nhiễm thể câm đường hô hấp, lao thể hoạt động hoặc nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm, nhiễm virus toàn thân chưa được điều trị thận trọng khi sử dụng
Bảo quản
Bảo quản nơi thoáng mát dưới 30°C, tránh ánh nắng trực tiếp và không để trong môi trường đông đá
Thông tin thuốc
- Thành phần: Mometason furoat
- Xuất xứ: Bỉ
- Nhà sản xuất: Schering Plough (Bỉ)
- Giá bán: 190.000 đồng/chai 60 liều
Link website chính hãng: https://www.nasonexallergy.com.au/
Quyết định cấp số đăng ký thuốc Nasonex – STT 22.3
[wp1s id=”10182″]
2.7 Thuốc xịt mũi dị ứng Aladka
Mô tả sản phẩm:
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Aladka thường dùng điều trị các bệnh lý tai, mũi họng. Sản phẩm làm giảm triệu chứng viêm và dị ứng đường hô hấp, đẩy lùi tình trạng sung huyết và làm thông thoáng đường thở tức thì.

Chất Neomycin sulfat trong thuốc xịt còn giúp ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn gây viêm xoang như staphylococcus aureus, klebsiella,haemophilus influenzae,…
Chỉ định:
- Điều trị hiệu quả bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp tính, viêm xoang cấp và mãn tính
- Hỗ trợ điều trị chứng sổ mũi, ngạt mũi,…
- Giảm sự khó chịu do viêm mũi mãn tính gây ra
- Tiết giảm những thương tổn do viêm mũi xung huyết gây ra
- Kết hợp trong điều trị bệnh viêm mũi vận mạch
Chống chỉ định
- Người mẫn cảm các thành phần Aminoglycosid Xylometazolin, Xylometazolin hydroclorid, Neomycin, Dexamethason, Dexamethasone phosphate hoặc các tá dược khác trong thuốc
- Trẻ em dưới 6 tuổi, người nhiễm nấm, nhiễm khuẩn lao, bệnh nhân bị sốt rét, viêm tắc ruột, người bệnh đường tiêu hóa,…
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
- Người đang điều trị với các loại thuốc trầm cảm 3 hoặc đang dùng thuốc ngủ
- Người bị viêm phổi do virus hoặc vi khuẩn, đang trị nhiễm khuẩn lao
- Người bị kháng thuốc do điều trị lâu năm với kháng sinh
- Bệnh nhân bị nhiễm virus gây bệnh ở mắt, như nhiễm nấm ở mắt hoặc nhiễm khuẩn lao hốc mắt.
Cách dùng
- Xịt 2 – 4 lần/ngày, mỗi lần xịt 1 – 2 cái
- Khi xịt, cần lắc lọ thuốc thật mạnh, mở nắp bảo vệ và xịt dứt khoát. Có thể hít hơi nhẹ để thuốc dễ đi vào bên trong
Tác dụng phụ
- Khô rát mũi, nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn, phản ứng toàn thân, dị ứng tại chỗ, nóng rát ở mũi
- Ngoài ra còn có thể nổi ban và ngứa, sốt nhẹ hoặc sốt cao hơn 38 độ, mất ngủ, hạ kali huyết, rối loạn nhịp tim, tăng tuần hoàn máu, giữ muối và nước gây phù nề, cảm giác hồi hộp và tim đập nhanh,…
Lưu ý/ thận trọng
- Vệ sinh mũi họng bằng nước muối trước khi sử dụng thuốc xịt viêm
- Chỉ đặt vòi xịt ở ngay đầu mũi, vừa đủ để thuốc bám vào niêm mạc, không đưa vào quá sâu
- Vệ sinh vòi xịt bằng khăn giấy sau khi xịt
- Không dùng chung thuốc xịt với người bệnh khác dễ lây lan vi khuẩn
- Tuân thủ đơn kể của y bác sĩ khi điều trị cùng các loại thuốc khác
- Không dùng sản phẩm có dấu hiệu đổi màu hoặc bị hở vì không khí làm thay đổi thành phần thuốc
Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp
Hạn sử dụng 1 tháng với thuốc đã mở hộp
Thông tin thuốc
- Thành phần: Neomycin
- Xuất xứ: Việt Nam
- Nhà sản xuất: Công ty CP Dược khoa – Việt Nam
- Giá bán: 18.000 VNĐ/hộp x 1 lọ 15ml
Link website chính hãng: http://dkpharma.vn/
Các bài viết hay: >> Tìm hiểu bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em và cách phòng ngừa >> Viêm mũi xoang dị ứng là gì? Bệnh có chữa khỏi được không? >> Top 9 loại thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng được sử dụng phổ biến hiện nay
Giấy phép lưu hành thuốc Aladka
2.8 Thuốc xịt Otrivin 0.1%
Mô tả sản phẩm
Với thành phần chính là Xylometazolin Hydroclorid, thuốc trị viêm mũi dị ứng Otrivin 0.1% giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, hỗ trợ điều trị sung huyết niêm mạc mũi họng trong viêm tai giữa, thải dịch tiết khi vùng xoang tổn thương.

Chỉ định:
- Nghẹt mũi
- Đào thải bớt dịch tiết khi vùng xoang bị tổn thương
- Hỗ trợ điều trị sung huyết mũi họng khi mắc chứng viêm tai giữa
- Giúp dễ dàng khi nội soi
Chống chỉ định
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc
- Người phẫu thuật ngoài màng cứng hoặc đã cắt bỏ tuyến yên qua xương bướm
- Viêm mũi teo, viêm mũi khô, Glaucom góc hẹp
Cách dùng
- Dùng cho người trên 12 tuổi
- Xịt mỗi bên mũi 1 lần, xịt tối đa 3 đợt/ngày
Tác dụng phụ
- Gây đau đầu, buồn nôn, khô mũi, nóng rát ở mũi và cổ họng
- Ngoài ra còn có thể bị phát ban, phù mạch, suy giảm thị lực, rối loạn nhịp tim, rối loạn huyết áp,
Lưu ý/ thận trọng
Người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh tuyến giáp, phì đại tuyến tiền liệt, đang dùng chất ức chế MAO hoặc đã dùng chất ức chế MAO trong 2 tuần, người quá mẫn cảm với hoạt chất adrenergic không nên sử dụng
Bảo quản
Không quá 30 độ C
Thông tin thuốc
- Thành phần: Xylometazoline hydrochloride 0,1%
- Xuất xứ: Thụy Sĩ
- Nhà sản xuất: Novartis
- Giá bán: 50.000 đồng
Link sản phẩm chính hãng: https://www.otrivine.co.uk/productdetails/otrivine-nasal-spray
Giấy phép lưu hành thuốc Otrivin – STT 7, 8, 9 trang 2
[wp1s id=”10178″]
2.9 Thuốc viêm mũi dị ứng Hadocort
Mô tả sản phẩm
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Hadocort giúp điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng mắt và ngừa biến chứng viêm mũi dị ứng.

Chỉ định
- Điều trị triệu chứng về mũi như viêm mũi thường, viêm mũi dị ứng, polyp mũi bội nhiễm, viêm xoang,… giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi,…
- Trị bệnh về họng thường gặp là viêm họng cấp và mãn tính
- Trị bệnh về tai như viêm tai ngoài, các chứng nhiễm trùng ống tai, chàm,…
- Trị bệnh về mắt bao gồm viêm kết mạc, viêm túi lệ, viêm mí mắt, viêm giác mạc, giúp ngừa nhiễm khuẩn trước và sau phẫu thuật hoặc nhiễm khuẩn do chấn thương.
Chống chỉ định
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- Người bệnh tiểu đường, tim mạch, bướu cổ
- Người mắc bệnh về mắt, mũi do nhiễm vi khuẩn, nấm, lao
- Người có tiền sử thủng màng nhĩ, tăng nhãn áp
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
Cách dùng
- 1 – 2 giọt/lần, mỗi lần nhỏ cách nhau 2 giờ trong liều khởi phát
- 1 – 2 giọt/lần, mỗi lần nhỏ cách nhau 4 – 6 giờ khi sử dụng để duy trì
Tác dụng phụ
- Nhiễm trùng mắt
- Củng mạc hoặc mỏng giác mạc, giảm thị lực
- Tổn thương thần kinh thị giác
- Khuyết thị trường
- Dị ứng khắp toàn thân
Lưu ý/ thận trọng
- Không tùy tiện sử dụng thuốc hay tự ý thay đổi kế hoạch điều trị
- Sản phẩm có thể gây rủi ro, nhất là khi điều trị kéo dài nên tuyệt đối không lạm dụng
Bảo quản:
Cần giữ thuốc nơi khô ráo, tránh ẩm ướt
Để trong môi trường nhiệt độ phòng dưới 30°C, tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời
Thông tin thuốc
- Thành phần: Dexamethasone natri phosphat 15mg, Neomycin sulfat 75mg, Xylometazolin hydroclorid 7.5mg
- Xuất xứ: Việt Nam
- Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây – Việt Nam
- Giá bán: 15.000 – 20.000 đồng/ lọ 15ml
Link website chính hãng: https://hataphar.com.vn/
Giấy phép lưu hành thuốc Hadocort – Tra thông tin tại STT 123 trang 4
[wp1s id=”10196″]
2.10 Thuốc viêm mũi dị ứng Rhinocort
Mô tả sản phẩm
Thuốc xịt mũi Rhinocort có chứa thành phần hoạt chất Budesonide, ngừa dị ứng và ức chế miễn dịch. Sản phẩm có tác dụng kháng viêm hiệu quả trong quá trình hoạt hóa phospholipase A2.

Chỉ định
- Điều trị viêm mũi vận mạch, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm
- Phòng ngừa phát polyp mũi sau phẫu thuật, điều trị triệu chứng bệnh polyp mũi
Chống chỉ định
- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
- Người quá mẫn cảm với hoạt chất budesonide
Cách dùng
- 200 – 400mcg/ngày cho trẻ 2 – 7 tuổi
- 400 – 800mcg/ngày cho trẻ trên 7 tuổi
- 800 – 1600mg/ngày cho người lớn
- Xịt 2 – 4 lần/ngày
Tác dụng phụ
- Gây kích ứng họng, ho, khàn giọng
- Làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida, co thắt phế quản với người bệnh quá mẫn cảm
Bảo quản
- Không bảo quản thuốc xịt mũi Rhinocort trên 30°C
- Không được đem sản phẩm đi đông lạnh
Thông tin thuốc
- Thành phần: Budesonid 64 microgram, Natri carboxymethylcellulose, Kali sorbat (E 202), Cellulose vi tinh thể, Glucose khan, Dinatri edetat, Acid hydrocloric, Polysorbat 80, Nước cất,….
- Xuất xứ: Thụy Điển
- Nhà sản xuất: AstraZeneca (Anh)
- Giá bán: 226.000 đồng/hộp 120 liều
Link website chính hãng: https://www.astrazeneca.com/
Thông tin đăng ký bao bì – giấy phép lưu hành thuốc xịt Rhinocort
2.11 Thuốc xịt mũi dị ứng Taisho
Thuốc trị viêm mũi dị ứng dạng xịt Taisho xuất xứ Nhật Bản, thành phần chủ yếu là thảo dược thiên nhiên, nên rất an toàn cho người sử dụng.
Thuốc có thành phần Naphazoline hydrochloride giúp giảm tình trạng sung huyết, ngứa và chảy nước mũi. Chlorpheniramine maleate hỗ trợ ứng chế các phản ứng viêm. Thành phần Benzethonium clorua trong thuốc nhằm tiêu diệt vi khuẩn có trong khoang mũi.

Chỉ định
Người bị các bệnh liên quan đến mũi: viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp tính, viêm xoang, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,…
Chống chỉ định
- Trẻ nhỏ dưới 7 tuổi.
- Người có tiền sử mắc các bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp hay rối loạn chức năng tuyến giáp.
- Người bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Cách dùng:
- Trẻ từ 7 tuổi đến 15 tuổi: Xịt mũi bên mũi 1 lần, mỗi lần xịt cách nhau 3 tiếng.
- Người từ 15 tuổi trở lên: Xịt 2 lần cho mỗi bên mũi, mỗi lần cách nhau 3 tiếng và chỉ nên xịt tối đa 6 lần/ngày.
Tác dụng phụ
Thuốc được đánh giá là lành tính và hầu như ít gây ra tác dụng phụ.
Lưu ý/thận trọng
Thuốc chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng, không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
Bảo quản
Nơi khô ráo và tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Thông tin thuốc
- Thành phần: Naphazoline hydrochloride, Clorpheniramine maleate, Benzethonium clorua và phụ gia glycerin.
- Xuất xứ: Nhật Bản.
- Giá bán: 175.000 đồng/ chai 15ml.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng
Để điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả, người bệnh cần được khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh, mức độ bệnh lý. Khi xác định đúng nguyên nhân để cắt nguồn gây dị ứng giúp tăng cường tính hiệu quả cho phác đồ điều trị.
Về nguyên tắc, các loại thuốc Tây y thường phát huy tác dụng trên các triệu chứng. Người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh xảy ra tác dụng phụ. Với thuốc dạng xịt, không được sử dụng liên tục quá 7 ngày, tốt nhất chỉ dùng 3 ngày rồi dừng.

Nếu trị liệu theo phương pháp Đông y, bệnh nhân cần kiên trì theo đúng liệu trình của bác sĩ, lương đưa ra. Nguyên tắc điều trị của Đông y là tác động từ gốc, do đó hiệu quả thường chậm hơn nhưng vẫn an toàn, ít tác dụng phụ.
Khi sử dụng các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng cho người mang thai và trẻ nhỏ thì cần phải có sự đồng ý và đơn thuốc của bác sĩ.
Không lạm dụng dụng thuốc quá nhiều, đối với những loại thuốc mạnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Để quá trình điều trị hiệu quả, bệnh nhân nên thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý, để loại bỏ bụi bẩn cho khoang mũi.
Trong quá trình sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào của cơ thể, nên ngừng sử dụng ngay và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xử lý kịp thời.
Ngoài ra, Khi dùng thuốc điều trị người bệnh cũng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng như:
- Không ăn những loại thực phẩm có tính hàn như cá, tôm, cua,…
- Các thực phẩm quá chua cay, nhiều ngọt, nhiều mỡ.
- Rượu, bia, thuốc lá, cafe…

Trên đây là các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả được các chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng để điều trị tình trạng viêm mũi. Tùy tình trạng, mức độ bệnh lý mà người bệnh cân nhắc sử dụng sản phẩm phù hợp theo chỉ định bác sĩ để đạt được kết quả trị liệu tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: >> Trẻ bị viêm mũi dị ứng nên uống thuốc gì? - Những điều ba mẹ nên biết >> Top 17 thuốc xịt mũi viêm xoang được sử dụng phổ biến hiện nay
Sử dụng thuốc chữa viểm mũi dị ứng em hay bị ngủ gật. Vậy đó là lý do tại sao?
Chào bạn biểu hiện đó là biểu hiện của việc dùng thuốc quá liều đó bạn. Triệu chứng quá liều thường gặp là ngủ gật ở người lớn, bắt đầu bị kích động và không nghỉ ngơi ở trẻ em
Sau khi sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng có khỏi luôn không vậy bác sĩ?
Chào bạn, để khỏi hẳn bạn cần kết hợp vừa uống thuốc vừa thay đổi cách sinh hoạt và môi trường sống. Sau khi sử dụng thuốc sẽ làm giảm ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng (là chất gây ra triệu chứng dị ứng trong cơ thể) nhưng chúng không làm giảm nghẹt mũi
Cách dùng thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng như nào là đúng nhất vậy bác sĩ?
Sau đây là cách dùng thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng đúng nhất:
Nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để loại bỏ chất nhầy, bụi bẩn trước khi sử dụng thuốc xịt mũi.
Lắc kỹ bình xịt trước mỗi lần sử dụng. Trước khi sử dụng lần đầu, mồi bơm bằng cách xịt khoảng 10 nhát cho tới khi thấy phun sương đồng nhất.
Nếu không sử dụng bình xịt trong vòng 14 ngày hoặc lâu hơn, mồi lại bơm bằng 2 nhát xịt cho tới khi phun sương đồng nhất. Khi nhiễm nấm khu trú vùng mũi, hầu họng, ngừng dùng thuốc.