Chiếm khoảng 15-17% dân số Việt Nam, viêm mũi dị ứng là một căn bệnh cực kỳ phổ biến. Tuy nhiên mọi người lại khá chủ quan trong việc phòng tránh cũng như điều trị. Vậy làm sao để chữa viêm mũi dị ứng tại nhà ?Cách chữa viêm mũi dị ứng như thế nào là an toàn? Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp những băn khoăn và gợi ý một số liệu pháp dân gian trong điều trị viêm mũi dị ứng.

1. Viêm mũi dị ứng là gì?
Để chữa trị thì đầu tiên chúng ta cần biết: Viêm mũi dị ứng (hay sốt cỏ khô) là gì? Đây là một phản ứng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các chất hít vào cụ thể là: phấn hoa, cỏ, bụi, lông chó mèo, nấm mốc,…

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường là hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt và sưng lên. Bệnh thường phổ biến ở nam giới hơn. Một số trường hợp đặc biệt khác như: gia đình có người mắc bệnh viêm mũi dị ứng, hệ miễn dịch yếu, cấu tạo mũi khác thường bẩm sinh,… cũng có khả năng mắc bệnh viêm mũi dị ứng cao hơn người bình thường.

2. Cách chữa viêm mũi dị ứng đơn giản tại nhà
2.1 Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng mật ong
Sau tỏi thì mật ong cũng là một liệu pháp tự nhiên khá phổ biến trong điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả theo dân gian, có chức năng đào thải vi khuẩn và chất nhầy trong mũi là nguyên nhân gây khó thở.

Cách làm:
- Dùng 1 nhánh tỏi bóc vỏ, ép nhuyễn rồi trộn với mật ong theo tỷ lệ 2:1.
- Dùng tăm bông thấm dung dịch sau đó nhét nhẹ vào mũi.
Đây được xem là một mẹo hay trong dân gian dùng để chữa viêm mũi. Thực hiện cách này 3 lần bạn sẽ thấy hiệu quả, giảm các triệu chứng viêm mũi, tạo cảm giác dễ thở, thông thoáng trong các hốc xoang.
Lưu ý:
- Không sử dụng mật ong đối với trẻ dưới 1 tuổi vì có thể bị ngộ độc Clostridium botulinum.
Tỏi chứa các chất oxy hóa giúp kháng viêm, khi kết hợp với mật ong có tác dụng đào thải các vi khuẩn, bụi bẩn gây viêm nhiễm. Sử dụng bài thuốc này hàng ngày là cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất.

2.2 Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối
Một trong những nguyên chủ yếu gây ra bệnh viêm mũi dị ứng là do các tác nhân gây dị ứng bám vào các chất nhầy từ mũi. Vì thế, rửa các khoang mũi, loại bỏ chất nhầy là bước đầu tiên trong việc điều trị.

Cách pha nước muối rửa mũi tại nhà đơn giản như sau:
- Trộn 1 ít baking soda và 1 muỗng cà phê muối cho vào 2 chén nước ấm.
- Sử dụng dụng cụ rửa mũi, hít lượng nhỏ dung dịch đã pha vào một bên mũi và cho chảy ra từ lỗ mũi còn lại hoặc miệng. Sau đó, nhẹ nhàng thổi mũi cho đến khi loại bỏ hết chất dư thừa.
- Thực hiện cho bên mũi còn lại. Nên thực hiện rửa mũi từ 2 – 3 lần trên ngày để đạt hiệu quả.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng như là An Xoang Vương của Venus, Xisat,… Bạn có thể dễ dàng tìm mua những sản phẩm này tại các cửa hàng hoặc hiệu thuốc gần nhất.
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng các sản phẩm hỗ trợ điều trị sẽ tiện lợi hơn cho bạn
- Người dùng chỉ cần xịt 1-2 lần mỗi bên mũi, ngày xịt 2-3 lần hoặc sử dụng nhiều hơn khi cần thiết. Dung dịch dư sẽ kéo chất bẩn ra ngoài làm thông thoáng và rửa sạch mũi.
- Đặc biệt là chai xịt rửa mũi cũng rất nhỏ gọn, bạn có thể dễ dàng mang bên mình và sử dụng ngay khi cần thiết.
Tìm hiểu thêm: >> Triệu chứng viêm xoang và những điều cần biết >> Tổng hợp 24 cách trị ngạt mũi nhanh chóng tại nhà theo dân gian

Nước muối nhỏ mũi đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để hỗ trợ điều trị đối với bệnh viêm mũi mãn tính và nhiễm trùng đường hô hấp trên.
2.3 Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Tỏi thường là một nguyên liệu không thể thiếu trong những bài thuốc dân gian. Chứa Quercetin và allicin, là những loại chất kháng histamin tự nhiên, nhờ đó mà tỏi có đặc tính kháng sinh, diệt khuẩn, chống lại những virus có hại. Đồng thời cũng giúp tăng cường sức đề kháng, giải cảm, hỗ trợ phục hồi hệ miễn dịch và là một liệu pháp tự nhiên chữa trị viêm mũi dị ứng vô cùng hiệu quả.

Cách làm:
- Dùng 1 vài nhánh củ tỏi, giã nát lấy nước cốt và trộn với dầu mè.
- Dùng tăm bông, bôi nhẹ nhàng hỗn hợp vào niêm mạc mũi.
- Hỉ mũi để loại bỏ các chất nhầy và rửa lại bằng nước muối sinh lý.
Ngoài ra, bạn có thể cho 2-3 tép tỏi sống hoặc bột tỏi vào những bữa ăn hàng ngày, không những tăng độ thơm ngon cho món ăn mà còn có thể chống lại các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia về liều lượng sử dụng tỏi hợp lý.
Lưu ý:
- Không nên sử dụng tỏi để chữa viêm mũi dị ứng cho những người có làn da dễ bị kích ứng và trẻ em.
- Khi thoa dung dịch tỏi, dây thần kinh số 5 sẽ bị kích ứng và gây ra tình trạng rát nhẹ, nhưng sẽ giảm dần và hết ngay sau đó.

Allicin, có trong tỏi, giúp làm loãng chất nhầy chặn đường mũi và làm giảm tình trạng viêm gây tắc nghẽn đường thở. Do đó, tỏi là một trong những loại thuốc thông mũi tự nhiên tốt nhất mà bạn có thể sử dụng trong mùa dị ứng giúp giảm áp lực xoang.
2.4 Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc
Với công dụng chữa sưng tấy, lở loét, tràng nhạc, các loại bệnh viêm nhiễm, hạt gấc đích thị là một liệu thuốc y học dân gian điều trị viêm mũi dị ứng cực kỳ công hiệu.

Mẹo chữa viêm mũi bằng hạt gấc như sau:
- Chuẩn bị khoảng 20-25 hạt gấc, để ráo sau khi rửa sạch.
- Nướng đen phần vỏ ngoài rồi giã nhỏ.
- Bỏ gấc vào bình thuỷ tinh có nắp đậy và ngâm với rượu đổ ngập mặt hạt gấc trong 10 ngày
- Dùng tăm bông thấm dung dịch này rồi bôi lên sống mũi, sau ba phút sẽ có dịch viêm chảy ra, chỉ cần xì hết dịch viêm này để làm sạch hốc mũi.
Lưu ý:
- Chỉ nên sử dụng rượu gấc ở bên ngoài da và không sử dụng đồng thời với các loại thuốc nhỏ mũi khác.
- Chỉ được sử dụng hạt gấc rang chín vì hạt gấc hơi chứa độc tố.
- Không sử dụng bài thuốc dân gian này cho trẻ em và không được ăn hạt gấc vì có thể gây ngộ độc.

Hạt gấc bao gồm các chất vô cơ, chất béo, Photphotoba, tanin, Gluxit và một số loại vitamin. Chúng có khả năng sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm và giảm ngứa. Bên cạnh đó, hạt gấc có hàm lượng oxy hóa cao giúp bảo vệ niêm mạc mũi khỏi vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại. Rượu có đặc tính sát trùng, diệt khuẩn tự nhiên, kích thích lưu thông máu và chữa lành vết thương ở niêm mạc mũi. Dùng hạt gấc ngâm rượu chữa viêm mũi dị ứng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
2.5 Cách trị viêm mũi dị ứng bằng gừng
Ngoài công dụng là một gia vị giúp các món ăn trở nên thơm và ngon hơn, gừng còn được biết đến là một bài thuốc dân gian chữa viêm mũi dị cực kỳ hiệu quả. Trong gừng có chứa piperine và capsaicin, những thành phần hoá học có khả năng ngăn ngừa dị ứng tự nhiên.
Ông bà ta thường hướng dẫn một số mẹo dân gian như sau:
- Nhai một lát gừng tươi mỗi ngày.
- Ngâm gừng tươi với nước nóng và uống mỗi ngày.

Bên cạnh đó, Gingerol chứa trong nó sẽ giúp cơ thể kháng viêm, loại bỏ dịch nhầy nhanh chóng. Chính vì thế mà gừng được sử dụng nhiều để chữa các loại bệnh cảm cúm, tăng sức đề kháng. Bạn chỉ cần nhai một lát gừng tươi hoặc ngâm với nước nóng và uống mỗi ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.

Gừng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa cao, bảo vệ con người chống lại nhiều bệnh mãn tính. Các thành phần như gingerol, shogaol, paradol và zerumbone trong gừng thể hiện các hoạt động chống viêm và kháng u. Gingerol, shogaol và các chất liên quan đến cấu trúc khác trong gừng ức chế sinh tổng hợp prostaglandin và leukotriene thông qua việc ức chế lipoxygenase hoặc prostaglandin synthetase. Do các hợp chất mạnh trong thân rễ gừng giúp ức chế các phản ứng dị ứng, nên nó có thể hữu ích cho việc điều trị và phòng ngừa các bệnh dị ứng.
2.6 Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dấm táo
Với công dụng kháng sinh, kháng histamin, dấm táo luôn được coi là một phương thuốc tự nhiên trong dân gian dùng để chữa viêm mũi dị ứng cực kỳ hiệu quả. Dấm táo giúp giảm cường độ của các triệu chứng như hắt hơi thường xuyên, nghẹt mũi, nhức đầu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Với những bước đơn giản dưới đây, bạn có thể áp dụng tại nhà để chữa viêm mũi dị ứng:
- Cho 2 muỗng cà phê giấm táo hữu cơ chưa lọc vào một ly nước ấm
- Trộn thêm 1 muỗng cà phê mật ong và nước cốt chanh
- Uống 3 lần/ngày mỗi khi bị dị ứng hoặc đến khi bạn cảm thấy bệnh thuyên giảm.

2.7 Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng củ nghệ
Giống với họ hàng của mình là gừng, củ nghệ cũng có khả năng trị viêm mũi dị ứng hiệu quả không kém. Theo các bài thuốc dân gian, nghệ có thể làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, ho, hắt hơi… Ngoài ra, củ nghệ còn có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ và tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Bạn chỉ cần chuẩn bị một số bước đơn giản:
- Pha một hỗn hợp gồm 6 muỗng canh bột nghệ và mật ong sống. Trộn đều và bảo quản trong bình kín. Mỗi ngày pha hỗn hợp này uống 2 lần trong khi bị dị ứng.
- Chúng ta còn có thể pha sữa ấm nghệ uống hằng ngày để tăng sức đề kháng, giải cảm.
- Sử dụng bột nghệ hoặc củ nghệ sống vào những bữa ăn hàng ngày sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia.

3. Chữa viêm mũi dị ứng bằng thảo dược thiên nhiên
Ngoài sử dụng những liệu pháp kể trên, thảo dược thiên nhiên cũng được biết đến là một phương pháp trị bệnh viêm mũi dị ứng theo y học dân gian hiệu quả.
Vì 100% nguồn gốc từ thiên nhiên nên ngoài việc có tác dụng trị bệnh, các loại thảo dược này còn giúp cơ thể được thanh lọc, tăng cường sức khỏe. Sau đây là một số loại thảo dược phổ biến:
3.1 Trị viêm mũi dị ứng bằng lá cây húng chanh
Ngoài vai trò là một loại rau thơm không thể thiếu trong những bữa ăn hàng ngày, lá húng chanh còn được xem là một phương thuốc dân gian điều trị các bệnh viêm họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng cực kỳ hiệu quả. Do bên trong lá có chứa hợp chất giúp kháng khuẩn, chống viêm phenolic.

Cách giảm đau họng đơn giản với húng chanh như sau:
- Rửa sạch một nắm lá húng chanh
- Nấu với nước sôi rồi uống hàng ngày
3.2 Mẹo trị viêm mũi dị ứng với lá cây ngải cứu

Lá cây ngải cứu là một bài thuốc dân gian mà ông bà ta hay sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng. Với công dụng lưu thông máu, giảm tình trạng nghẹt mũi cũng như nhức đầu, lá ngải cứu cải thiện thể trạng hiệu quả, giúp bạn không còn mệt mỏi hay mất ngủ.
Cách làm:
- Lấy lá ngải cứu phơi khô
- Nấu nước uống hàng ngày
Lưu ý: Không điều trị viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu cho phụ nữ mang thai dưới 3 tháng.
>> Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm xoang sàng là gì? Biểu hiện của bệnh như thế nào?
3.3 Cách chữa viêm mũi dị ứng với lá cây bạc hà
Theo các bài thuốc dân gian, lá cây bạc hà cũng được coi là một cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà thông dụng. Chỉ cần cho một nắm lá bạc hà vào nước ấm. Trộn thêm một ít mật ong vào và uống như trà, bạn sẽ thấy mũi của mình được thông thoáng ngay.

Ngoài ra bạn có thể dùng lá bạc hà để xông mũi. Với những hoạt chất ngăn ngừa dị ứng, kháng viêm, kháng khuẩn chứa trong tinh dầu bạc hà. Chỉ cần 15 phút xông mũi theo cách dân gian mỗi ngày có thể giúp bạn sảng khoái hơn. Cách làm khá đơn giản:
- Đun nước sôi cùng với lá bạc hà tươi hoặc tinh dầu.
- Đổ nước vừa đun ra thau, cúi người xuống cách thau nước khoảng một gang tay để hơi nước bốc lên xông vào mũi khoảng 15 phút, bạn sẽ cảm thấy hiệu quả.
Lưu ý:
- Cách làm này chống chỉ định cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi vì tinh dầu bạc hà có thể gây phản ứng với hệ hô hấp của bé. Chống chỉ định với phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Đối với cơ thể mẫn cảm với bạc hà sẽ bị chóng mặt và buồn nôn khi sử dụng liệu pháp này.
Tuy nhiên, cách làm này chống chỉ định cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi vì tinh dầu bạc hà có thể gây phản ứng với hệ hô hấp của bé.
3.4 Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt
Thường được biết đến là một món ăn nổi tiếng “ bò lá lốt”, nhưng ít ai biết rằng lá lốt cũng có nhiều công dụng chữa viêm mũi dị ứng. Với một số liệu pháp dân gian, tinh dầu lá lốt có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, thông mũi và giảm đau nhức mũi.

Một số mẹo chữa viêm mũi hiệu quả theo dân gian như sau:
- Lấy một ít lá lốt tươi, rửa sạch, vò nát rồi nhét vào mũi 2 lần/ngày.
- Xay lá lốt rồi vắt lấy nước, nhỏ vào mũi để làm thông mũi, chống nghẹt mũi.
- Xông hơi với lá lốt mỗi ngày 10 phút.
>> Mời bạn xem thêm: Viêm xoang trán và những điều cần biết
3.5 Mẹo hết viêm mũi dị ứng với cây cà gai
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá gai rất được ưa chuộng vì hiệu quả mà chúng mang lại.

Thao tác rất đơn giản như sau:
- Đem phơi khô lá cây cà gai, bạn chỉ cần
- Đốt lá rồi hít phần khói xông lên và thở ra bằng miệng.
Thực hiện 2 lần mỗi ngày và mỗi lần năm phút, bạn sẽ thấy tình trạng viêm mũi dị ứng của mình sẽ được thuyên giảm. Bảo quản lá cà gai trong lọ kín, bạn có thể lấy ra sử dụng nhiều lần.
>> Tham khảo: Các loại thuốc trị viêm xoang hiệu quả nhất hiện nay
3.6 Mẹo hết viêm mũi dị ứng với cây giao
Cây giao được xem là phương pháp trị viêm mũi dị ứng vô cùng hiệu quả được lưu truyền trong dân gian. Thực hiện 2 lần mỗi ngày (sáng – tối) những bước sau đây với cây giao, bạn có thể cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng của mình một cách đáng kể đấy. Trong cây giao chứa tinh dầu và thành phần hóa học có chất Ethanol, có công dụng kháng viêm, giảm sưng phù nề cực kỳ tốt cho những người bị viêm mũi dị ứng.

Cách làm:
- Chuẩn bị 10-20 đốt cây giao đun sôi chung với nước.
- Dùng một tờ giấy bìa cứng, cuộn thành hình cái phễu. Đầu lớn đặt trên miệng ấm nước, kê mũi vào đầu nhỏ rồi xông mỗi bên mũi khoảng 10 phút, mỗi ngày 2 lần.
Lưu ý:
- Bên trong cây giao chứa mủ diterpenoid có khả năng gây bỏng da và tổn thương khi tiếp xúc. không để mủ cây giao bắn vào mắt vì có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Đun ấm nước cho đến khi có hơi nước thoát ra thì vặn nhỏ lửa. Cuối cùng, lấy ống tròn nhỏ nối với vòi ấm và hít khí thoát ra ngoài.
- Không sử dụng cây giao trong điều trị viêm mũi dị ứng cho phụ nữ có thai, trẻ em, người đang sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chống co giật, thuốc ho….
- Có thể gây ra nôn mửa khi sử dụng quá nhiều cây giao khi xông.
3.7 Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng cây xuyến chi

Cách làm:
- Rửa thật sạch một nắm hoa xuyến chi với nước muối rồi giã lấy cốt
- Dùng tăm bông thấm nước cốt hoa rồi thấm vào hai bên mũi.
Chỉ với hai lần mỗi ngày, bạn có thể làm thuyên giảm bệnh một cách đơn giản, hiệu quả.
3.8 Chữa viêm mũi dị bằng lá cây bèo cái
Bèo cái trong y học dân gian là loại cây có khả năng giải độc, thanh nhiệt và chống các bệnh dị ứng tốt như: viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay hay mẩn ngứa.

Cách làm rất đơn giản:
- Rửa sạch bèo cái rồi mang đi giã nhuyễn.
- Lọc bã bèo cái rồi lấy nước cốt tươi, sau đó pha cùng nước lọc. Nếu cảm thấy khó uống, bạn có thể cho thêm mật ong để cân bằng vị.
- Nên uống 2 lần/ngày để mang lại công dụng hiệu quả.
3.9 Tinh dầu khuynh diệp chữa viêm mũi dị ứng
Cây khuynh diệp còn được biết đến với cái tên là cây bạch đàn. Đây là loại cây chứa nhiều thành phần nổi trội để trừ mẩn ngứa và kháng viêm hiệu quả. Trong dân gian, người ta thường sử dụng tinh dầu cây bạch đàn để xông mũi nhằm loại bỏ phần lớn dịch mũi, giúp mũi thông thoáng hơn.

Hướng dẫn cách làm:
- Cách 1: Cho từ 2-3 giọt tinh dầu vào chậu nước sôi, sau đó xong mũi khoảng 10 phút.
- Cách 2: Mua lá khuynh diệp về, chọn những lá tươi rồi mang đi rửa sạch, sau đó cuộn tròn rồi đem treo tren vòi sen phòng tắm. Khi tắm nước nóng, hơi nước sẽ giúp tinh dầu được lan tỏa và tác động vào mũi.
Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng lá bạch đàn cho những đối tượng sau: phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi và người mắc các bệnh kinh niên.
3.10 Mẹo chữa viêm mũi bằng cây ké ngựa
Trong y học dân gian, ké đầu ngựa là loại cây tính ấm và có vị cay. Loại cây được sử dụng phổ biến vì có khả năng chữa viêm, chống dị ứng và giảm đau cực kì hiệu quả. Trong y học hiện đại, tác dụng dược lý của ké đầu ngựa cũng đã được chứng minh nhờ chứa Alcaloid và Saponin.

Cách làm:
- Chuẩn bị: ké đầu ngựa 10g, kim ngân hoa 30g, hoa ngũ sắc 15g.
- Sắc 3 thảo dược với 4 chén nước, nấu đến khi cạn còn 1 chén là có thể dùng.
Lưu ý: Không dùng ké đầu ngựa cho người bị huyết hư. Tuyệt đối không sử dụng ké đầu ngựa đã mọc mầm.
3.11 Chữa viêm mũi dị ứng với tân di
Tân di có đặc tính khu phong, thông khiếu là vị thuốc đông y được lưu truyền trong dân gian dùng chủ yếu điều trị các bệnh viêm mũi, sổ mũi, ngạt mũi. Qua chứng minh người ta thấy được rằng, trong tân di chứa tới 2% tinh dầu và nhiều công dụng khác như giảm đau, tiêu viêm, giải phóng histamin và ức chế vi khuẩn, virus.

Cách làm:
- Cách 1: Lấy khoảng 3g tân di hãm trà sử dụng hàng ngày cho đến khi các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thuyên giảm.
- Cách 2: Sắc 3g tân di với 6g ké đầu ngựa nấu uống mỗi ngày để thấy hiệu quả.
4. Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, viêm mũi dị ứng là bệnh tự miễn, xuất hiện phụ thuộc phần lớn là do tác nhân bên ngoài nên bệnh không hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ biến chứng thành các bệnh nặng hơn như: viêm xoang, viêm thanh quản, viêm họng, rối loạn giấc ngủ, mắt nhìn kém, viêm tai giữa,…
Viêm mũi dị ứng hiện nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể được điều trị và kiểm soát tốt các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra bằng thuốc và các biện pháp khắc phục triệu chứng tại nhà.
Tuy đây không phải là một căn bệnh quá khó để điều trị nhưng đa số người bệnh đều rất chủ quan với nó. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm tinh thần của bạn.
Do đó, hướng dẫn cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà với một số mẹo dân gian của bài viết này, hy vọng sẽ giúp được bạn cải thiện sức khỏe của mình một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để sử dụng những liệu pháp này một cách an toàn, bạn nên nghe thêm lời tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Hãy tránh những tác nhân gây bệnh và luôn giữ một cơ thể khỏe mạnh.
Xem thêm những phương pháp chữa bệnh viễm mũi dị ứng từ bác sĩ
Do đó, với một vài phương pháp hướng dẫn cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng tại nhà của bài viết, hy vọng sẽ giúp được bạn cải thiện sức khỏe của mình, nâng cao chất lượng cuộc sống một cách đơn giản nhất. Tuy nhiên, để sử dụng những liệu pháp này một cách hiệu quả, bạn nên nghe thêm lời tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Hãy tránh những tác nhân ảnh hưởng xấu đến bệnh và luôn giữ một cơ thể khỏe mạnh.
Mời bạn tham khảo thêm những bài viết hay: >>> Các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay >>> Tìm hiểu cách chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ em mà ba mẹ nên biết >>> Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì? Nguyên nhân và cách điều trị đúng
Cho em hỏi? Em đang mang bầu bị viêm mũi dị ứng có sao không?
Trả lời câu hỏi cho bà bầu.
Các trường hợp viêm mũi dị ứng thoáng qua ở phụ nữ mang thai thường không gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát thì bệnh có thể gây ảnh hưởng gián tiếp tới thai nhi do sức khỏe của người mẹ suy giảm vì mệt mỏi, căng thẳng, ngủ kém, viêm họng, viêm mũi mãn tính. Ngoài ra, viêm mũi dị ứng kéo dài còn làm giảm cung cấp oxy trong lúc ngủ, giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi, khiến thai nhi chậm phát triển trong tử cung, mẹ bầu tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật. Hiện tượng hắt hơi và xì mũi liên tục của thai phụ cũng kích thích các cơn gò tử cung. Nếu kích thích quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng dọa sảy thai hoặc sinh non.
Xin hỏi làm thế nào để phòng bệnh viêm mũi dị ứng?
Trả lời câu hỏi phòng chánh bệnh viêm mũi dị ứng của bạn.
Để hạn chế mắc bệnh bạn cần lưu ý những việc sau:
Không nên nuôi vật nuôi trong nhà (chó, mèo,…), hạn chế tối đa tiếp xúc với vật nuôi.
Vệ sinh định kỳ đồ dùng (chăn, ga, gối, đệm, vải bọc,…) để hạn chế mạt bụi nhà phát triển, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc.
Vệ sinh cá nhân tốt.
Không hút thuốc, hạn chế tối đa tiếp xúc với bụi (như đeo khẩu trang khi dọn dẹp, khi ra đường,…).
Vào thời điểm giao mùa, khi thay đổi thời tiết, cần giữ cho cơ thể đủ ấm.
Bác sĩ cho em hỏi viêm mũi dị ứng có lây không?
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý có cơ chế dị ứng, không phải bệnh truyền nhiễm – nghĩa là viêm mũi dị ứng không lây từ người sang người.
Trả lời câu hỏi của bạn viêm mũi dị ứng là bệnh lý có cơ chế dị ứng, không phải bệnh truyền nhiễm – nghĩa là viêm mũi dị ứng không lây từ người sang người.